Chứng thực Djedkare_Isesi

Nguồn đương thời

Djedkare được chứng thực trong nhiều ghi chép có niên đại cùng thời với triều đại của ông[note 2]Những ngôi mộ của các vị cận thần và thành viên trong hoàng tộc đã được phát hiện ở Giza,[note 3] SaqqaraAbusir[24]. Chúng giúp cho chúng ta có được những hiểu biết sâu sắc về các cải cách hành chính mà Djedkare đã thực hiện trong suốt triều đại của mình, và thậm chí trong một vài trường hợp, thậm chí còn ghi lại cả những lá thư mà nhà vua đã gửi đến các viên quan của ông.[25][26]Những bức thư này được lưu giữ lại trên các bức tường của những ngôi mộ, chúng thường dưới dạng là những lời khen ngợi của hoàng gia dành cho người chủ sở hữu của ngôi mộ.[27]

Một nguồn thông tin quan trọng khác về Ai Cập dưới thời trị vì của Djedkare Isesi đó là những cuộn giấy cói Abusir. Đây là những tài liệu hành chính, ghi lại một thời kỳ kéo dài 24 năm[28]trong suốt thời trị vì của Djedkare; chúng đã được phát hiện trong các ngôi đền tang lễ của Neferirkare Kakai, Neferefre và nữ hoàng Khentkaus II.[29]

Nguồn lịch sử

Tên của Djedkare xuất hiện trên cả bốn bản danh sách vua Ai Cập cổ đại.[30] Sớm nhất trong số đó là bản danh sách vua Karnak, nó có niên đại thuộc về triều đại của Thutmose III (1479–1425 TCN), tên của ông được đề cập tới trong mục thứ năm. Tên gọi khi lên ngôi của ông nằm ở vị trí thứ 32 trong bản Danh sách Vua Abydos, nó được viết dưới triều đại của Seti I (1290–1279). Tên của Djedkare cũng có mặt trên bản khắc đá Saqqara(mục thứ 31)[31], tại đây ông được ghi lại bằng cái tên "Maatkare", có thể là do lỗi của người ký lục[32]. Tên gọi khi lên ngôi của Djedkare được ghi lại là "Djed" trong bản Danh sách Vua Turin (cột thứ ba, hàng thứ 24)[33], điều này có thể là do một lỗ hổng đã làm ảnh hưởng đến văn kiện gốc được dùng làm nguồn để sao chép lại thành cuộn giấy cói Turin dưới thời trị vì của vua Ramses II (1279-1213 trước Công nguyên)[34]. Bản Danh sách Turin ghi lại rằng triều đại của Djedkare đã kéo dài 28 năm[34][35][36].

Ngoài các văn kiện trên, Djedkare còn được đề cập đến trong cuộn giấy cói Prisse có niên đại là vào vương triều thứ 12 (khoảng 1990-1800 TCN).[37] Cuộn giấy cói ghi lại Châm ngôn của Ptahhotep còn dùng tên nome của Djedkare là "Isesi" để gọi tên vị pharaon mà viên tể tướng Ai Cập Ptahhotep phụng sự, ông ta được cho là tác giả của lời châm ngôn này.[38] Tên của Djedkare có thể cũng đã được ghi lại trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm ghi lại lịch sử Ai Cập được Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 TCN dưới triều đại của vua Ptolemy II. Ngày nay không còn bất cứ bản sao nào của tác phẩm này còn tồn tại và chúng ta chỉ có thể biết đến nó thông qua các tác phẩm của Sextus Julius Africanus và Eusebius. Africanus thuật lại rằng một vị pharaon tên là "Tancherês" (Tiếng Hy Lạp cổ đại:Τανχέρης) đã trị vì 44 năm, ông ta là vị vua thứ tám và cũng là vị vua áp chót của vương triều thứ Năm[39]. Dựa vào vị trí của vị vua này trong biên niên sử của vương triều thứ Năm, Tancherês được tin là cách gọi tên theo tiếng Hy lạp của Djedkare Isesi[40].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Djedkare_Isesi http://www.britannica.com/place/ancient-Egypt/The-... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/ABUSIR%20VI.pdf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www2.hu-berlin.de/nilus/net-publications/ib... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/petrie1902... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_... http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_...